Việc đánh giá sắc đẹp của con người là hết sức khó khăn phức tạp do nhiều lý do. Tuy nhiên người ta đã cố gắng tìm ra những nguyên tắc chung, những tiêu chí, những thang điểm… làm thước đo chung.
Trước hết phải thống nhất rằng sắc đẹp của một người được đánh giá dựa trên hai phương diện: những yếu tố không đo được (chỉ đánh giá thông qua sự cảm nhận) và những yếu tố đo được bằng sự cân đong đo đếm.
1/ Những yếu tố mô tả, không đo được (somattoscopie):
Đây là vẻ đẹp hình thể của con người mà chỉ có thể nhận biết được bằng trực giác, bằng sự trải nghiệm tinh tế của mỗi cá nhân người nhìn. Đây chính là những yếu tố quan trọng của sắc đẹp. Nhất là đối với người phương Đông như người Việt Nam chúng ta, sắc đẹp của một người nào đó được đánh giá tùy thuộc rất nhiều vào những gì khó tả như cái duyên, dáng yêu kiều, vẻ mặn mà ưa nhìn v.v… Đây cũng là những yếu tố dễ gây tranh cãi vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào những cảm nhận riêng của bản thân người đánh giá. Người ta chỉ có thể tìm được tiếng nói chung tạm thời nhờ vào sự dung hòa những quan điểm chung nhất mà các cộng đồng dân tộc trên thế giới có thể chấp nhận, và đặc biệt lưu ý nhấn mạnh những đặc điểm riêng theo quan niệm của người Việt Nam chúng ta.
a/ Dáng người: Đây là nét chung, tổng quát chung về một người nào đó, đập vào mắt người nhìn ngay từ cái nhìn đầu tiên… Dáng người là ấn tượng đầu tiên của một hình thể. Người Việt Nam vẫn quan niệm nhất dáng nhì da. Như vậy đủ biết dáng người có tầm quan trọng hết sức lớn lao, thậm chí là quan trọng số một trong toàn bộ các vẻ đẹp của con người. Dáng người bao hàm nhiều yếu tố khi đánh giá. Đó là: Người đó cao hay thấp, béo mập hay gầy ốm, tay chân thẳng hay cong và dài hay ngắn so với có thể, người có thon thả hay không? V.v… Một điểm quan trọng là dáng người có cân đối, có thắt đáy lưng ong không? (Những người thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chuộng lại khéo nuôi con). Dáng người được coi là đẹp khi có thể mô tả bằng cách hình dung từ: khi đứng thì cao ráo, thon thả, sang trọng, khi đi thì mềm mại, uyể chuyển, nhẹ nhàng, bước chân quí phái, kiêu sa v.v…
b/ Làn da: Đây là yếu tố sắc đẹp đứng hàng thứ hai. Đây cũng là quan niệm có cơ sở có khoa học. Da không chỉ là cơ quan che phủ bảo vệ cơ thể, mà còn có nhiều chức năng sinh lý khác, như là tấm gương phản ánh hoạt động sinh lý bên trong cơ thể, phản chiếu tình trạng sức khỏe toàn thân. Một người trẻ trung khỏe mạnh thì da mịn màng hồng hào, một người ốm yếu bệnh tật thì da nhợt nhạt xanh xao… Khi nói về cái đẹp của làn da người ta không chú trọng nhiều tới màu da, vì màu da của mỗi chủng tộc thì khác nhau và có những người thuộc chủng tộc này lại thích có được màu da mà mình không có (người da đen, da vàng thích có da trắng, nhưng người da trắng lại thích có da nâu cháy nắng mặt trời…). Nói chung, một làn da đẹp phải là làn da tươi trẻ, màng đầy mịn màng, hồng hào sắc diện, không có những biểu hiện bệnh lý hay lão hóa, không nhăn nheo xanh xao, nhợt nhạt (trắng thì phải trắng hồng, mà đen thì phải đen giòn, căng tràn nhựa sống…)
c/ Khuôn mặt: Theo luật xa gần như trong điện ảnh và hội họa, sau tổng thể dáng người và nước da là khuôn mặt. Trong cách nhìn nhận về sắc đẹp, khuôn mặt đối với người phương Đông quan trọng hơn với người phương Tây, điều quan trọng là khuôn mặt phải gây ấn tượng và thể hiện sự mạnh mẽ về cá tính và thể chất. Còn với người phương Đông thì theo quan niệm chung một khuôn mặt phụ nữ đẹp là khuôn mặt cân đối, đầy đặn mà thanh tú với mắt đen láy, lông mày cong lá liễu, mũi thẳng dọc dừa, miệng nhỏ, môi cắn chỉ, camwfcher, má lúm đồng tiền… Nhưng điều quan trọng hơn là khuôn mặt phải tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp không chỉ là lôi cuốn về thể chất, nghiêng về sự gợi cảm tính dục như kiểu phương Tây, mà là nét đẹp đầy nữ tính, thuần khiết kiểu Á Đông: đẹp thùy mị đoan trang, như vẻ đẹp của chị em nàng Kiều của Nguyễn Du: khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, hoa cười ngọc thốt đoan trang.
d/ Nét duyên: Nét duyên, cái duyên của người con gái, nguoif phụ nữ là một cái gì rất khó mô tả, rất khó gọi tên, nhưng ai cũng có thể nhận biết sự hiện diện của nó. Cái duyên vô cùng quan trọng đối với người Á Đông, người Việt Nam khi đânhs giá nhan sắc của một người, nhất là phụ nữ. Cái duyên quan trọng đến mức, một người phụ nữ dù có một dáng vẻ hình thức đệp đến đâumà thiếu cái duyên thì cũng sẽ bị coi là… vô duyên. Chữ vô duyên hàm một ý nghĩa chê bai nặng nề với nguoiwfphuj nữ. Một người có ngoại hình dù kém đệp mà có duyên vẫn được mọi người dành cho nhiều cảm tình hơn một người đẹp mà ít duyên. Nét duyên của một người được tạo nên bởi nhiều yếu tố như dáng người, khuôn mặt, giọng nói, tiến cười, dáng đi, tướng đứng v.v… Những yếu tố này không thể tách rời nhau và cũng khó mà tách bạch cái nào la quan trọng hơn. Nó là một tổng thể hài hòa trong một con người, tạo nên ấn tượn đẹp với người xung quanh, lưu giữ được cảm tình của mọi người. Mặt khác, nét duyên của một người có thể dễ dàng nhận thấy nhưng cũng có người có nét duyên kín đáo mà thoạt nhìn khó thấy nhưng càng tiếp xúc lâu càng làm cho người khác yêu mến và ngưỡng mộ. Khi một người phụ nữ được mọi người chung quanh nhận xét là có duyên thì đó là lời khên tặng hết sức quý giá, ngắn gọn mà đủ nghĩa, hàm chứa những gì đẹp đẽ, dễ thương nhất cho nhan sắc của một người.
( Còn tiếp )